Bắc kỳ di cư dưới con mắt cô gái Trung kỳ

Sài gòn thập cẩm

“…Mà họ cũng là người Việt ư? Sao họ ăn mặc lạ quá. Phụ nữ mặc áo nâu có hai tà cột phía trước., có người vấn khăn nhung đen, có người bịt khăn mỏ quạ. Răng của người già đen như than. Đó là lần đầu tôi nhìn thấy người “Bắc Kỳ Di Cư”.

Huyền Chiêu

View original post 1,368 more words

This entry was posted in uncatergorized. Bookmark the permalink.

1 Response to Bắc kỳ di cư dưới con mắt cô gái Trung kỳ

  1. vuthethanh says:

    Chuẩn ơi là chuẩn!
    Hồi tôi học Đệ Lục (lớp 7 bây giờ), cô giáo Việt Văn người Bắc (chắc là dân 54) đọc chính tả, “đập cửa rầm rầm” thành “đập cửa dzầm dzầm”. Với môn luận văn, tả tình tả cảnh thì tôi dốt nát bẩm sinh, nhưng môn chính tả thì tôi cứng cựa, ngay từ thời tiểu học cũng đã cứng. Lần đó, tôi quyết định viết “dầm dầm” y như phát âm của cô giáo. Kết quả là tôi bị bắt lỗi. Sai hai lỗi giống nhau, nên bà cô ra ơn, trừ một điểm. Chỉ chờ có thế, tôi khiếu nại. Cô giáo chẳng nói gì, nhưng vẫn trừ điểm.
    Người Bắc thường phát âm nặng , vần “tr” thành “ch” ( “trời” thành “chời”) như tác giả Huyền Chiêu “bắt lỗi” trong bài Bắc kỳ di cư bên dưới. Bắt lỗi mà trong lòng lại.. thích thú với lỗi đó cũng không chừng Người Bắc cũng hay đọc vần “r” thành “dz” như “Năm năm rồi không gặp”, nhiều ca sĩ Bắc (cả ca sĩ trong Nam nữa) đều hát thành “ Năm năm “dzồi” không gặp”…Dân Nam và Trung phát âm còn trớt quớt hơn nữa, nhất là dân Miền Trung, tới miệt Quảng Bình, phát âm nghe không hiểu nổi. Có lần ở bến đò xứ Huế, bà chủ đò chắc bị ai đó giựt mối, bả nổi cơn la hét một tràng, tôi ngây người, không hiểu được câu nào… (may mà không hiểu)
    Với tôi, đó là chỉ là phát âm riêng vùng miền, và tôi luôn luôn tôn trọng kiểu phát âm của họ, dù họ có nói, “lạnh lùng” thành “nạnh nùng”, hay “cá rô” thành “cá gô”,… Nói cho cùng, chẳng có vùng miền nào phát âm tiếng Việt đáng gọi là “chuẩn”cả. Vùng nào ít ra cũng phát âm vài từ không đúng. Điều này tạo ra đặc trưng của giọng Hà Nội, giọng Sài Gòn, giọng Nẫu, giọng Huế,…
    Từ “chuẩn” chỉ xuất hiện sau năm 75 để chỉ sự độc tôn kiêu hãnh, phát âm phải như thế này…này mới gọi là…“chuẩn”. Đành thế, ngay cả phương ngữ cũng phải… chuẩn, “chả lụa” phải nói là “giò lụa” mới…chuẩn. Tính đa dạng của ngôn ngữ bị cầm tù.
    Trường hợp dùng sai chữ lại là chuyện khác. Thay vì nói “tôi khuyến khích, hay khích lệ (tinh thần)cô ấy”, thì lại nói “tôi động viên cô ấy”. Khuyến khích và động viên có nghĩa khác nhau xa. Chẳng lẽ phải nói là “động viên” trong tình huống khích lệ mới…chuẩn ư?Rốt cuộc “chuẩn” là cái con..mẹ gì, tôi không biết (Vtt)

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s