Bộ sách “Ăn để sướng hay ăn để sợ?” vừa xuất bản

Bộ sách an toàn thực phẩm, “Ăn để sướng hay ăn để sợ?” gồm 4 tập vừa được phát hành hôm nay (ngày 02-01- 2023). Xin dẫn “Lời nói đầu” của bộ sách này

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in An toàn Thực phẩm, Tác phẩm | Tagged | Leave a comment

Những thằng già nhớ Mẹ – Tái bản 2022

Sách “Những thằng già nhớ Mẹ” vừa được tái bản lần 3. Lẽ ra sách đã được in vào mùa Vu Lan năm ngoái, nhưng Sài Gòn lúc đó đang mắc đại dịch thê thảm, nên phải hoãn lại.

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in uncatergorized | 1 Comment

Về “Sài Gòn, một góc ký ức và bây giờ”, tái bản 2020

Lần tái bản này tôi không viết gì thêm cho “Lời mở đầu”, chỉ bổ sung 5-6 tùy bút viết sau này. Ở Đà Lạt tôi nhớ Sài Gòn nên viết lăng nhăng, gọi là câu chuyện bàn rượu, cụng ly với ký ức của mình cũng được…

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in Tác phẩm, Tùy bút Vtt | Tagged | 2 Comments

Bơ đậu xuất kho, ông chủ nhập kho

Một ông chủ hãng bơ đậu phộng vừa bị toà án Hoa Kỳ kết án 28 năm tù, vì liên quan đến một vụ ngộ độc  thực phẩm xảy ra hồi 7 năm trước. Vụ ngộ độc này do bơ đậu phộng bị nhiễm vi khuẩn Salmonella đã làm 9 người chết và 714 người mắc bệnh. Chuyện nhiễm Salmonella thường ngày mà độc đến thế sao?

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in An toàn Thực phẩm | Tagged | Leave a comment

Ai mặt chữ Điền?

“Đây thôn Vỹ Dạ” là bài thơ nổi tiếng của Hàn Mặc Tử, trích đoạn mở đầu:

“ Sao anh không về chơi thôn Vỹ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền…”

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in uncatergorized | Leave a comment

Sướng vì chưa tính sổ chất béo trans

Chất béo trans gây hại cho tim mạch là điều không còn gì bàn cãi. Năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, chất béo trans đã dẫn đến hơn 500.000 ca tử vong vì bệnh tim mạch. Nhưng chất béo trans là gì mà nhiều nước vẫn chưa loại bỏ được.

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in An toàn Thực phẩm | Tagged | Leave a comment

Cuốn và chấm

Nếu phải định nghĩa Nẫu là gì, thì tôi sẽ nói, Nẫu là Cuốn và Chấm. Tôi không biết bánh tráng xuất phát từ đâu, nhưng nói về bánh tráng để cuốn thì ở Quy Nhơn tràn ngập phố xá

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in Tùy bút Vtt | Tagged | Leave a comment

Ăn rau quả mà cũng sợ nitrate sao?

Một số bài báo trong nước cảnh báo, thực phẩm có nhiều nitrate khi vào dạ dày sẽ trở thành nitrosamine, ăn nhiều tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Nitrate có nhiều trong rau quả. Chẳng lẽ ăn rau quả sẽ bị ung thư dạ dày? Thậm chí, có người mua luôn máy thử hàm lượng nitrate trong rau quả cho chắc ăn.

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in An toàn Thực phẩm | Tagged | Leave a comment

Đâu cần phải hoảng lên vì độc tố acrylamide

Acrylamide là độc chất gây ung thư. Điều này khoa học đã xác định khi thử trên chuột. Nhưng acrylamide chỉ sử dụng trong công nghiệp thuốc nhuộm, bột giấy, chất dẻo, xử lý nước,…nếu có rủi ro cũng chỉ quanh quẩn trong bệnh nghề nghiệp (ngấm qua da hoặc không khí). Năm 2002, acrylamide lại được tìm thấy trong thực phẩm, nhiều nhất là ở khoai tây chiên…

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in An toàn Thực phẩm | Tagged | Leave a comment

Ai mua thơ, tôi bán thơ cho

Cô cháu gái hỏi tôi: Bác viết văn hay lắm. Chắc bác làm thơ cũng hay. Con bé này giỡn chơi, hai mươi hai tuổi đầu, thi đâu đậu đó, tưởng thơ văn là bài luận mẫu, dễ như nhón hạt điều cho vào miệng ăn vặt.

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in Tùy bút Vtt | Tagged | Leave a comment

Gừng cay muối mặn

Gừng có thể gây phản ứng phụ, làm hạ đường máu, hạ huyết áp, và có thể tương tác với một số loại thuốc. Ngoài ra, gừng còn làm chậm đông máu (làm loãng máu), vì vậy những người đang uống thuốc điều chỉnh tốc độ đông máu nên thận trọng.

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in An toàn Thực phẩm | Tagged | Leave a comment

Nhận định về đài VOA nói chuyện mì gói Ethylene

Một độc giả ở Mỹ mới đây gửi cho tôi link đài VOA. Đây là đối thoại giữa bà Trà Mi, biên tập viên đài VOA và ông Nguyễn Văn Tuấn, thạc sĩ Khoa học thực phẩm, California, về “Chất EO trong mì ăn liền gây hại ra sao mà nhiều nước cấm, mà Việt Nam thì không?”. Bài đối thoại này dài 55 phút (Bấm vào link VOA ở cuối bài).

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in An toàn Thực phẩm | Tagged | Leave a comment

Một thời thư viện

Hồi còn học trung học tôi ít khi vào thư viện, thỉnh thoảng mới tạt vào thư viện Hội Việt Mỹ ở đường Mạc Đỉnh Chi.

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in Tùy bút Vtt | Tagged | 1 Comment

Dù gì mật ong cũng là đường

Dân gian cho rằng, mật ong trị được nhiều chứng bệnh. Khoa học chỉ thừa nhận một phần thôi. Dù gì đi nữa, mật ong cũng là dung dịch đường rất đậm đặc, nên ăn kiêng, tiểu đường, hay giảm béo cũng phải giảm luôn mật ong. Không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng của mật ong, nhưng không nên lạm dụng mật ong để thỏa mãn cơn hảo ngọt.

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in An toàn Thực phẩm | Tagged | Leave a comment

Vang khô, vang ngọt và vang nhức đầu

Rượu vang khô dịch từ tiếng Anh là “dry wine”. Dân Mỹ, dân Ăng Lê cũng chẳng hiểu chữ “khô” (dry) ở đây nghĩa là gì, nhưng dân uống rượu vang thì hiểu – Hiểu theo cảm giác nhâm nhi thấy nó… “khô khô”. Cảm giác này đôi khi bị đánh lừa!

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in An toàn Thực phẩm, Tùy bút Vtt | Tagged | Leave a comment

Ăn nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo

Ông Vũ Thế Thành đang xuất bản một bộ bốn tập sách “Ăn để sướng hay ăn để sợ”. Bộ sách được hệ thống lại thật công phu. Đúng là phong cách làm việc khoa học! Tôi có may mắn đọc trước để dựng format và dàn trang 4 tập sách ấy, nên mới có cớ hỏi cái ông “khó chịu” vài điều tôi cho là thời sự “chết đi được”.

Công Khanh thực hiện

Continue reading

Posted in An toàn Thực phẩm | Tagged , | Leave a comment

Bia bọt  trong vòng tay quảng cáo

Lần đầu tiên tôi thưởng thức bia hơi là đầu thập niên 80, khi hãng bia Sài Gòn mở cửa hàng “bia đối chứng”. Tôi không hiểu vì sao lại gọi là bia đối chứng, chắc có lẽ muốn so sánh với bia chai.

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in Tùy bút Vtt | Tagged | Leave a comment

Hoa nở hoa tàn

Cũng khoảng ngày này 6 năm trước, tôi đi Cao Lãnh có việc, nhân tiện ghé làng hoa Sa Đéc, thấy hoa là lạ, hỏi chơi. Cô bán hoa nói đó là hoa tình yêu. Tôi nói làm gì có hoa tình yêu nhưng cô hàng cứ khăng khăng đó là hoa tình yêu. Tôi hỏi vì sao, cô trả lời, vì người ta gọi thế.

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in Tùy bút Vtt | Tagged | Leave a comment

Độc ẩm

Có một cảnh độc ẩm trong bộ phim Thủy Hử, nhẹ nhàng nhưng đầy cảm khái. Lâm Xung bị gian thần hãm hại, đày ra Thương Châu. Con người nhẫn nhục và thận trọng này nhất định đòi đoạn hôn, để vợ tự do lấy chồng khác trước khi bước vào hành trình không ngày trở lại.

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in Tùy bút Vtt | Tagged | 1 Comment

Thà chết trên tay Thị Nở, còn hơn chết vì methanol

Ngộ độc do rượu nhiễm methanol không phải hiếm hoi, mà tràn lan trên thế giới, đến độ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải lên tiếng báo động. Ngộ độc methanol không phải ở quy mô nhỏ, mà mỗi vụ cỡ từ 20 đến 800 nạn nhân, với 30% vong mạng (1).

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in An toàn Thực phẩm | Tagged | Leave a comment

Chả lụa không phải là xúc xích

Nhà văn Nguyễn Tuân nói rằng, chẳng có nơi nào trên thế giới làm giò lụa ngoài Việt Nam. Điều này đúng. Ai chẳng biết cái thứ thịt xay nhuyễn, bó lại đem nấu, đem hấp, xông khói hay để lên men, thì nơi đâu chả có, thậm chí có cả bề dày lịch sử ngàn năm như xúc xích Tây, lạp xưởng Tàu. Nhưng chả lụa Việt Nam muôn đời vẫn là… chả lụa. Chả lụa không bao giờ tương cận với xúc xích hay lạp xưởng…

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in An toàn Thực phẩm, Tùy bút Vtt | Tagged | Leave a comment

Bia cường dương hay cường điệu

Tờ Dailymail của Ăng Lê trong bài báo có tựa đề “How BEER makes men better in bed” (Vì sao bia bọt làm đàn ông dũng mãnh hơn trên giường) (*), trích dẫn lời nữ tiến sĩ Kat Van Kirk Chỉ cần uống vài ly bia (mỗi ly khoảng 0,5 lít), nhất là bia đen (stouts) là có thể làm tăng bản lĩnh đàn ông.

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in An toàn Thực phẩm | Tagged | Leave a comment

Hồng ri thời son phấn

Hôm rồi cô bạn gửi tin nhắn: “Hoa hồng ri của anh vừa có tên mới – hoa Túy Điệp. Thấy ngậm ngùi cho Hồng ri

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in Tùy bút Vtt | Tagged | Leave a comment

Say đi em

Bài này nói về say rượu dưới góc nhìn khoa học, nhưng vì lấn cấn một chút tới tửu lượng của phụ nữ nên tôi  mượn luôn câu thơ “Say đi em” trong tập “Thơ Say” của thi sĩ Vũ Hoàng Chương để đặt tựa cho bài báo này.

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in An toàn Thực phẩm | Tagged | Leave a comment

Từ tưởng nhầm tới tưởng bở

Đã 5 năm trôi qua rồi, kể từ vụ  lùm xùm vụ nước mắm thạch tín (10/2016), dân tình hoảng loạn, nhà thùng xanh mặt. Bây giờ thì ai cũng biết, arsenic trong nước mắm là vô hại

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in An toàn Thực phẩm | Tagged | Leave a comment

Bình Nguyên Lộc, một nhân sỹ trong làng văn

Sài gòn thập cẩm

Năm 1969, tạp chí Khởi hành (ở Sài Gòn, số 24, ra ngày 9-10-1969) hỏi Bình-nguyên Lộc: “Ông đang viết cuốn truyện thứ bao nhiêu của ông?” Bình-nguyên Lộc đáp: “Tôi đang viết truyện thứ nhứt”.

Võ Phiến

View original post 4,255 more words

Posted in uncatergorized | Leave a comment

Sữa chua tiêu chảy của BS Hiromi

BS Hiromi Shinya trong bộ sách “Nhân tố enzyme” đã cho rằng, sữa chua (yougurt) là điều gì đó đáng sợ, với những tuyên bố bốc lửa.  Trong đó có ba điểm đáng lưu ý:

Vũ Thế Tnh

Continue reading

Posted in An toàn Thực phẩm | Tagged | Leave a comment

Nỗi buồn của muối…, và sách “Nhân tố Enzyme” của BS Hiromi

Nỗi buồn của muối…, và sách “Nhân tố Enzyme”

Thị trường lắm muối, nào là muối hồng Himalaya, muối xám, muối Celtic,… được quảng cáo là tốt cho sức khỏe, trị bệnh này bệnh nọ, là do muối có lẫn những khoáng chất hiếm… bán với giá rất cao so với muối thường.

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in An toàn Thực phẩm | Tagged | Leave a comment

Dịch “nước mắm” là “fish sauce” thì sượng lắm

Thứ nước có được từ cá và muối, Tây cổ gọi là garum, Tàu gọi là ngư lộ, Nhật là gyoshō, Hàn Quốc là aekjeot, Philippine là patis… Còn tiếng Anh, gọi chung chung fish sauce.

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in An toàn Thực phẩm, Tùy bút Vtt | Tagged | Leave a comment

Con đặt đâu cha mẹ ngồi đấy

Sài gòn thập cẩm

Tôi tủi thân chỉ biết ngồi khóc một mình. Tôi sang đó cả tuần cũng không gặp được thằng út. Măi sau này tôi mới biết là nó thuê “pạc-măng” (apartment) ở riêng với con bồ Mỹ chứ chẳng cưới xin gì hết. Chúa Nhật cũng không thấy đi lễ đi lạy gì cả. Tôi khổ tâm lắm, bắt con Hoa gọi nó về, chửi cho một trận. Nhưng tôi nói gì mặc tôi, nó cứ ngồi trợn mắt ngó lên trần nhà chứ có hiểu tôi nói gì đâu!

Nguyễn Duy An

View original post 3,632 more words

Posted in uncatergorized | Leave a comment

Minh Đức Hoài Trinh và nỗi cô đơn sâu thẳm

Sài gòn thập cẩm

Có ai ngờ, thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh, người phụ nữ rất sợ hãi cô đơn trong thơ của bà, đã ra đi và phải lên đường một mình. Như một lời tiên tri, người con gái nhỏ bé, ăn mặc lịch lãm vững chãi, từng bước tự tin trên đại lộ thênh thang của thành phố Paris ngày nào, đã nức nở trong những lời thơ “Đừng bỏ em một mình”, cuối cùng chịu thua, nằm xuống, thôi chống chỏi với cuộc sống và mặc cho côn trùng rúc rỉa.

Trịnh Thanh Thủy

View original post 3,826 more words

Posted in uncatergorized | Leave a comment

Thương vụ đau buồn

Sài gòn thập cẩm

Chuyến “lưu lạc” của những đầu máy răng cưa từ ga Đà Lạt bắt đầu từ một thương vụ mà cho đến giờ những người như ông Phạm Khương (nguyên trưởng ga Đà Lạt từ năm 1975-1993) mỗi khi nhắc vẫn cứ nhói lòng.

Nguyễn Viễn Sự

View original post 1,148 more words

Posted in uncatergorized | Leave a comment

Thằng ăn hại

Tôi viết “Thằng ăn hại” đã lâu (2014), in trong tập “Những thằng già nhớ mẹ”. Tối qua, người bạn vừa gửi đường link giọng đọc bài này từ “Sống đẹp Radio”. Chuyển thể văn viết sang âm thanh hay hình ảnh đều có mặt hay mặt dở. Chẳng hạn, “ Hồi nhỏ tôi không thích ăn xôi. Đơn giản vì mẹ tôi bán xôi, mỗi khi bán ế, bà thường “mời” tôi ăn”. Ngôn ngữ của âm thanh hay điện ảnh không tải được ý nhị chữ “mời”. Nói là “mời” mà không ăn thì cũng rất…phiền.Bù lại, ngôn ngữ âm thanh lại truyền đạt được cảm xúc, khi giọng đọc “nhập tâm” được vào bài viết như bạn phát thanh Nhật Anh.

Nghe người khác đọc tùy bút của mình, tưởng như mình thoát ra khỏi cuộc đời mình. Vừa là lạ vừa nhìn lại chính mình từ góc độ ngoại giới. Vậy mà đã 7 năm trôi qua.. Tôi không quen biết “Sống Đẹp Radio”, nhưng cũng phải cám ơn “Sống Đẹp Radio” đã truyền tải bài tùy bút này qua ngôn ngữ âm thanh. Có điều tôi bật cười, ăn hại mà cũng là sống đẹp? 🙂 . Xin share lại trong Mùa Vu Lan này (Vtt)

Posted in Tùy bút Vtt | Tagged | Leave a comment

Lẩn thẩn trong lồng son

Mồng một Tết Tân Mão (2011), tôi nhận được điện thoại từ Mỹ: Em chuyển máy cho mẹ chị nói chuyện với mẹ em. Lúc đó mẹ tôi yếu lắm rồi. Bà chỉ gật đầu, thều thào gì đó không rõ. Tôi đỡ lấy máy, giọng bên kia sang sảng, khỏe mạnh, Đã sắm Tết gì chưa? Bên này đang mưa, chờ lát nữa ngớt, bác đi taxi đến, dẫn ra chợ Tân Định sắm đồ Tết… Bạn của mẹ tôi đấy. Năm đấy bà chín ba tuổi, bằng tuổi mẹ tôi.

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in Tùy bút Vtt | Tagged | 2 Comments

“Mother of mine” và giọng ca huyền thoại Reid

mother of mine 2Chỉ với bản nhạc “Mother of mine” (mẹ tôi), ca sĩ nhí 12 tuổi Neil Reid (người Tô Cách Lan) đã lên tới đỉnh cao danh vọng, đoạt giải Opportunity Knocks của đài truyền hình Anh Quốc vào cuối năm 1971. Giải này tương tự như mấy giải tuyển lựa ca sĩ hay tài năng âm nhạc của đài truyền hình ở Việt Nam.

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in Tùy bút Vtt | Tagged | 1 Comment

Mẹ – văn minh và văn hóa

Khi văn minh lên đến đỉnh cao, mọi thứ dường như đều quy chiếu vào sự thỏa mãn, hưởng thụ cá nhân, hơn là niềm vui đến từ sự cho đi.

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in Tùy bút Vtt | Tagged | 1 Comment

Sài Gòn muộn màng của em cũng không còn

Sài gòn thập cẩm

Cô bạn (trẻ) tặng tôi quyển sách của Erich Maria Remarque, bản dịch trước 75 mà em kiếm được ở tiệm sách cũ. Remarque là nhà văn người Đức mà có thời tôi “ngốn” hầu như không sót cuốn nào. Ông viết như thì thầm kể chuyện, chẳng lý luận, triết lý gì cao siêu cả, rất buồn, và rất người. Thời Hitler, Remarque phải sống lưu vong, tác phẩm bị cấm và bị đốt. Bây giờ, cầm sách của ông trên tay, tôi lại nhớ đến thời sau 75, thời sách “đồi trụy phản động” bị cấm và bị đốt ở Sài Gòn.

Vũ Thế Thành ( trích “Sài Gòn, một góc ký ức và bây giờ”)

View original post 2,839 more words

Posted in uncatergorized | 1 Comment

Ngày nầy, năm 1975

Sài gòn thập cẩm

Tôi không nói được gì hết, chỉ gục đầu vào vai vợ tôi rồi bật khóc . Vợ tôi chưa biết những gì đã xãy ra nhưng chắc nàng đoán được rằng tôi phải đau khổ lắm mới phát khóc như vậy. Cho nên nàng vừa đưa tay vuốt vuốt lưng tôi vừa nói, giọng đầy cảm xúc :« Ờ…Khóc đi anh ! Khóc đi ! »

Tiểu Tử

View original post 1,259 more words

Posted in uncatergorized | Leave a comment

Chợ quê lây lất

Sài gòn thập cẩm

Chợ lànơi tôi không chán để nhìn thấy bao điều hỷ,nộ. Ngày nào chợ cũng có chuyện. Sáng hôm qua có hai bà bán thịt heo xách dao rượt nhau chạy nháo nhào. Sáng nay mấy bà, mấy cô bỏ bán hàng xúm lại kể chuyện con Tám bán cháo lòng bị vợ lớn đánh ghen phải nằm bệnh viện.

Huyền Chiêu

View original post 1,195 more words

Posted in uncatergorized | Leave a comment

Tìm hiểu hai chữ “cù là”

Sài gòn thập cẩm

Bên cạnh các loại dầu gió chủ trị cảm mạo, dầu cù là cũng được dân chúng khắp nơi sử dụng một cách phổ biến, nhất là dùng để bôi ngoài da cho ấm cổ ấm bụng hoặc bỏ một chút vào nồi nước xông mỗi khi trái gió trở trời.

Trang Nguyên

View original post 1,629 more words

Posted in uncatergorized | Leave a comment

Phụ nữ viết văn thời Cộng Hòa

Sài gòn thập cẩm

Trong số những tài liệu về các cây bút phái nữ trong văn học Việt Nam trước 1975 cho tới nay tôi thấy chỉ có bài biên khảo công phu của Tiến sĩ Công Huyền Tôn Nữ Nha Trang, tựa là “Các Nhà Văn Nữ Nam Việt Nam, 1954-1975,” xuất hiện lần đầu trên tạp chí Vietnam Forum số 9, 1987 của Đại học Yale, là có vẻ đầy đủ và bao gồm hơn cả[1].

Trùng Dương

View original post 6,238 more words

Posted in uncatergorized | Leave a comment