Cô gái Huế mặt chữ điền

Ai mặt chữ Điền?
Hàn Mặc Tử mở đầu bài thơ thôn Vỹ Dạ với câu: “Sao anh không về chơi thôn Vỹ…”. Chủ từ câu này là “anh”. Vậy “anh” là Hàn Mặc Tử tự xưng, hay HMT tự mượn lời người tình (thơ) để nói về mình. Dù tự xưng hay tự mượn thì chữ “anh” ở đây đều chỉ Hàn Mặc Tử.
Hệ quả của chữ “anh” trong câu mở đầu đó là, “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” ắt là ám chỉ khuôn mặt của Hàn Mặc Tử. Tuy nhiên hầu hết các tác giả bình thơ lại cho rằng “mặt chữ điền” để chỉ khuôn mặt cô gái Huế.
Mặt chữ Điền là mặt vuông. Tướng số cho rằng, đàn ông mặt chữ Điền là quý tướng, khuôn mặt của người cương nghị và quyết đoán. Còn đàn bà mặt chữ Điền thì ương bướng và ngang phè. Nói con gái Huế ngang phè thì coi như hết… thở. Chẳng lẽ HMT điếc không sợ súng 🙂
Tôi lý sự chơi cho vui về “mặt chữ điền” trong bài thơ, chỉ nêu thắc mắc mà không đi đến kết luận nào cả. Lắng nghe cao kiến.
Thơ phú đúng là đầy ẩn ý cao siêu, phức tạp, mà chủ từ, túc từ lại nhảy lung tung… Tôi dốt thơ bẩm sinh cũng không có gì đáng trách phải không? (Vũ Thế Thành)

Sài gòn thập cẩm

Huế đâu chỉ có sông Hương, núi Ngự, cầu Trường Tiền mà còn có Thôn Vỹ. Thôn này cóbóng dáng một cô gái Huế thời tiền chiến: Cô Hoàng Thị Kim Cúc (1913-1989), người tình trong mộng của thi sĩ Hàn Mạc Tử. Cô còn là “Chị Cả” của tất cả anh chị em gia đình Phật tử ba miền đất nước và Cô còn để lại một di sản văn hóa cho thế hệ mai sau: hai bộ sách nổi tiếng Những Món Ăn Nấu Lối Huế & Cách Nấu Chay. 

Phan Thanh Tâm

View original post 2,588 more words

This entry was posted in uncatergorized. Bookmark the permalink.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s