Người ta có thể chuyển giao cho thế hệ sau những hệ quả về kinh tế, môi trường, dân chủ, văn hóa, văn học,… thậm chí cả một cuộc chiến rách nát, tương tàn, thù hận,…Nhưng không thể bàn giao ký ức.
Ký ức của người già chúi mặt về phía sau, là những mảnh vụn chắp vá mơ hồ, nhưng có thể cảm nhận được miễn là tình người còn đấy. Đau thương của chiến tranh đang lùi dần, nhưng cảm nhận còn mở rộng phía trước. Chủ nghĩa nào có thể can thiệp? Cảm nhận được chứ.
Mời đọc tùy bút “Mẹ và con và tản mạn ký ức” của Ngọc Bút để thấy sự chuyển giao ký ức là điều bất khả. Nhưng một cảm nhận đâu đó có thể vừa bắt nhịp. Ký ức không thể chuyển giao, nhưng có thể cảm nhận. Ký ức không cô đơn tuyệt đối. (Vtt)
Chiều chủ nhật con trai chở mẹ lên phố. Phố đã lên đèn. Những ngọn đèn tròn như những cái tô đầy ánh sáng vàng úp ngược. Qua cầu Chữ Y mát rượi. Người đông đúc. Mình đi, người ta cũng đi mà! Con trai cực kỳ lịch sự. Thứ bảy hoặc chủ nhật nào cũng một lần chở mẹ lòng vòng lên phố, kể từ ngày mẹ không còn tự chạy xe được như xưa vì cơn đột quỵ.
Ngọc Bút
View original post 2,533 more words