Sự thật về nghiên mực Tức Mặc Hầu

tuc-mac-hau-1Trong bài “Nhớ thầy Vương Hồng Sển, đi tìm nơi ẩn náu của nghiên mực Tức Mặc Hầu của vua Tự Đức”, tác giả Nguyễn Đắc Xuân đã trích dẫn lời ông Vương Hồng Sển trong quyển “Hơn nửa đời hư”, để quy trách nhiệm cho ông Ngô Đình Diệm đã chiếm đoạt nghiên mực Tức Mặc Hầu. Ông Nguyễn Văn Lục trong bài viết dưới đây đã phản bác lại những lời kết án, mà theo ông là mơ hồ. (Vtt)

Nguyễn Văn Lục

Đọc trích đoạn liên quan trong “Hơn nửa đời hư” của Vương Hồng Sển
Đọc “Nhớ thầy Vương Hồng Sển, đi tìm nơi ẩn náu của nghiên mực Tức Mặc Hầu của vua Tự Đức” của Nguyễn Đắc Xuân

Về một trường hợp viết sử thiếu trung thực
(trích đoạn liên quan)

Tác giả : Nguyễn Văn Lục

Về nghi án, ông Diệm là người trực tiếp trách nhiệm về sự mất tích bức nghiên mực của vua Tự Đức.

Ảnh chụp nghiên mực của vua Tự Đức. Trên nắp đề bài thơ bằng chữ Hán (Nghiên mực nổi tiếng bằng đá quý của vua Tự Đức, được vua phong hầu và khắc bài thơ trên nắp. (chuyển ngữ dòng chú thích dưới ảnh). Nguồn/Ảnh: Bạn đọc Nguyễn Duy Chính gởi tác giả và chú thích: Vietnamese Realities, Bộ Ngoai Giao VNCH (Ministry of Foreign Affairs, Republic of Vietnam), Sài Gòn, 1967, trang 89. Đây là ảnh của ông Thái Văn Kiểm trong cuốn Vietnam d’Hier et d’Aujourd’hui, Editions Intern., Tanger, 1956. Tấm ảnh này đã đăng trong Văn Hóa Nguyệt San (trước 1963).

Ảnh chụp nghiên mực của vua Tự Đức. Trên nắp đề bài thơ bằng chữ Hán (Nghiên mực nổi tiếng bằng đá quý của vua Tự Đức, được vua phong hầu và khắc bài thơ trên nắp. (chuyển ngữ dòng chú thích dưới ảnh). Nguồn/Ảnh: Bạn đọc Nguyễn Duy Chính gởi tác giả và chú thích: Vietnamese Realities, Bộ Ngoai Giao VNCH (Ministry of Foreign Affairs, Republic of Vietnam), Sài Gòn, 1967, trang 89. Đây là ảnh của ông Thái Văn Kiểm trong cuốn Vietnam d’Hier et d’Aujourd’hui, Editions Intern., Tanger, 1956. Tấm ảnh này đã đăng trong Văn Hóa Nguyệt San (trước 1963).

Ông Diệm là người say mê đồ cổ, trong đó có nghiên mực cổ. Điều đó không thể phủ nhận. Hơn nửa thế kỷ trước đây, lúc còn là thư sinh chưa quá tuổi 18 đã say mê dịch bài nghiên cứu về cái nghiên của Tự Đức. Phải chăng cái say mê đó là cái cớ quấy rầy ông và vì đó thêm một cái cớ để cuộc đời làm chính trị của ông thêm vấy bẩn?

Theo ông Nguyễn Đắc Xuân thì chỉ có hai người là ông và cụ Sển lên án ông Diệm đã chiếm công vi tư, đã tham lam nhận cái nghiên mực về làm của riêng cho mình. Theo sự giải thích của Cụ Sển: “Khi ông lên tột phẩm nấc thang danh vọng, thì có người ở Huế biết chỗ nhược của ông và để củng cố địa vị cho mình, bèn ôm nghiên mực vào Sài Gòn tấn cống. Tôi biết chắc việc ấy vì từ năm 1959 đến năm 1962 mấy lần ra Huế, tôi hỏi thăm thì ngoài ấy nói với tôi Tức mặc Hầu đã vào Nam”.

Người đó là người nào ông không nói. Biết chắc là đã vào Nam, người đọc phải hiểu ngầm là chiếc nghiên phải tìm đường đến đường Gia Long, qua lính gác, vào trong dinh, vào phòng ông Diệm. Bài viết của cụ, nhất là sách in lại sau 75, có lý do gì cụ không xác định rõ tên người biếu nghiên mực? Cụ lại là người từng được ông Diệm mời vào dinh Gia Long kiểm tra chất lượng, giá trị thực hư của những món đồ cổ, lẽ nào cụ lại không có dịp được biết đến món báu vật đó có thực nằm trong dinh Gia Long hay không?

Sau đoạn văn đó, Cụ Sển còn tỏ ý trách ông Diệm tham lam: “Đến đây tôi trở lại chuyện một người mê cái nghiên Tức Mặc Hầu hơn tôi bá bội. Mê đến bất chấp lương tâm. Người đó khi đã chết, người ta lập biên bản thống kê tài sản mới biết y muốn lưu di 50 kí lô vàng (theo công báo của chính phủ Sài Gòn trước ) thế mà thuở sanh tiền, ông có tiếng là thanh liêm số dách. Đã ham hai chữ thanh liêm, lại ham chi cái Nghiên Tức Mặc Hầu. Người đó đã đem nghiên mực về Sài Gòn làm chủ riêng một mình”. Hiểu sát nghĩa câu này thì ông Diệm đã mò ra Huế ôm cái nghiên mang về Sài Gòn chứ không phải có người ôm nghiên vào tiến cống như cụ Sển nói đến ở đoạn trên?

Ông Nguyễn Đắc Xuân cũng lập lại ý của cụ Sển như sau: “Khoảng trước năm 1958, (trước năm 1958 có nghĩa là năm 1957, sao không nói là 1957 cho rồi chuyện) anh cửu phẩm tân thơ Viện ngày xưa đã bước lên tột đỉnh danh vọng là TTVNCH, một vị tai mắt của ngành Văn Hoá ở Huế, muốn củng cố địa vị của mình bèn dùng cách khai thác cái nhược của ông Diệm là thích dùng đồ của vua Chúa, đã ôm cái nghiên mực Tức Mặc Hầu vào Sài Gòn tấn cống cho TT. Ông TT thường ngụy trang cho cái nhân cách của mình bằng hai chữ “thanh liêm”, bỗng trong phút chốc tạm dẹp lớp ngụy trang qua một bên để nhận cái nghiên lịch sử vô giá đã thu hút tâm trí ông từ lúc mới vào đời . (chữ dùng không chỉnh). Từ đó, cái nghiên Tức Mặc Hầu trở thành tài sản vô giá của người đứng đầu Ngô Triều tại dinh Độc lập, rồi dinh Gia Long”.

Ông cũng không quên đưa ra luật nhân quả khi viết: “Người Huế tin rằng, những ai ăn cắp vật dụng của nhà vua đem về nhà làm của riêng, nếu không bị bắt xử theo luật nhà Nguyễn thì gia đình đó cũng tàn mạt, không chết thì cũng không ngóc đầu lên không nổi. Phải chăng TT Ngô đình Diệm nhận cái của cắp nghiên mực của vua Tự Đức là điềm báo trước dinh Gia Long sẽ bị tấn công, anh em nhà họ Ngô sẽ bị giết sau vụ CM tháng 11-63″.

Ông Diệm có thể thích đồ cổ, sưu tầm đồ cổ rồi cất một chỗ, lâu lâu dở ra coi. Nhưng nói như ông Xuân có chỗ không được đúng. Thích dùng đồ cổ của vua chúa có nghĩa sưu tập các đồ dùng đó mang ra dùng chúng hằng ngày như tự coi mình là vua chúa. Ông Diệm đã là một thứ vua rồi, cần chi đến những thứ đồ cổ đó như để nghiên mực trên bàn để dùng. Đã vậy có muốn dùng cũng không được vì là bút lông. Nhiều người đã từng vào văn phòng làm việc của ông Diệm như các cụ Đoàn Thêm, Quách Tòng Đức, B.S. Trần Kim Tuyến, ngay cả cụ Vương Hồng Sển đều cho thấy văn phòng bầy biện sơ sài đến nghèo nàn đến không xứng cho một Tổng Thống. Vậy, ông Diệm đã thích dùng đồ của vua chúa là những đồ gì? Cụ Sển đã thế, ông lại đi theo vết chân thầy thì coi sao được. Đọc đoạn văn trên, phải đánh giá ông là người thế nào?

Lời kết án của cụ Sển về việc ông Diệm nhận cái nghiên mực ăn cắp của vua Tự Đức là một nghi án quan trọng. Phải được coi là một lời kết án có suy nghĩ chín chắn, nếu không thì cả cái sự nghiệp đi săn đồ cổ với cái cao ngạo lấy mắt xanh biết vật hay cái thần nhãn thì mới là tay chơi của cụ dám không còn nữa? Cái thú chơi cổ ngoạn là có mắt hơn người, chớ dùng máy đo và dùng mãi khoa học Carbon 14 thì chết mất thú chơi cổ ngoạn. Đó chỉ là một cách giỡm tiền hoặc khoe của của các nhà trọc phú.

Ngày nay mà viết như thế chắc hẳn người ta sẽ dị nghị. Nếu lời kết án có sơ hở thì tiếng tăm của cụ còn gì nữa? Nay cụ đã quá vãng, chỉ còn ông Nguyễn Đắc Xuân được coi như kẻ kế thừa sự nghiệp với những lời trối trăn của người chết là phải truy tầm ra cái nghiên mực đó ở đâu? Như lời của cụ Sển phát biểu nghe đến lạ, ai lo mất nước, mất nhà, tôi lo mất nghiên mực.

Nhưng trước khi có thể truy lùng ra được ai là người giữ nghiên mực, xin ông Nguyễn Đắc Xuân một lần nữa làm sáng tỏ thêm về nghi án Ngô đình Diệm. Cả cụ Sển và ông Xuân đều nói úp mở là có một người ở Huế, còn ông Xuân nói rõ hơn một vị tai mắt làm văn hóa ở Huế. Hài danh kẻ nhận của ăn cắp mà không hài danh kẻ cắp là không ổn? Có cái gì bắt ông phải che dấu tên kẻ ăn trộm mà kẻ đó là chứng nhân quan trọng hàng đầu của lời kết án này? Bao lâu ông chưa đưa tên kẻ ăn trộm với bằng chứng cụ thể thì việc kết án của ông chỉ là truy chụp bôi bẩn?

Kẻ viết mong là khi đọc được bài này, ông Xuân sẽ thỏa mản nguyện vọng bình thường của một người đọc. Ai ăn cắp, ai nhận của ăn cắp cũng vậy thôi. Kẻ đó là Tổng Thống hay thứ dân thì cũng cùng một tội. Và nếu đúng như lòng mong đợi của ông là ăn trộm của triều đình thì tán gia bại sản thì có lẽ dân Huế là nạn nhân đầu tiên của lời nguyền rủa đó trong vụ tết Mậu Thân. Ông viết hồ đồ như thế, cho dù ông Diệm có ăn cắp đi nữa thì có liên quan gì đến cái chết của ông ấy?

Đọc đoạn văn chót của cụ Sển có câu sau đây:  “Trước năm 1975, có một người trẻ, xưng là học trò cũ của tôi, nói nửa úp nửa mở rằng nghiên mực Tức Mặc Hầu chưa ra ngoại quốc, vẫn còn luẩn quẩn đâu đây hoặc vùng Sàigòn, hoặc còn trong nước không xa, và ở trong tay một người nọ, và nghèo lắm, túng lắm, chức vị nhỏ lắm, nhưng và không khứng lìa ngọc Tức Mặc Hầu. Tôi đã ráng hết sức hỏi, hỏi thêm gì người ấy cũng không nói nữa, nên hôm nay đành nói tách bạch ra đây “.

Đành nói tách bạch ra đây mà thực sự chẳng nói được gì, chỉ thêm rối rắm. Làm sao trước 75, chiếc nghiên mực lại có cánh bò ra khỏi dinh Gia Long, rơi vào tay một kẻ nhọ đít, khố rách áo ôm? Đã thế chức vị nhỏ lắm, tầm kiến thức hiểu biết đuợc bao nhiêu để có thể đánh giá được sự vô giá của một viên đá mài mực? Vì thế chắc là trả giá bao nhiêu y cũng không chịu bán. Hỏi người học trò rán hết sức y cũng không chịu nói?

Đọc đoạn văn trên cho thấy tính cách hoang đường, gán cho nó một mầu sắc phiêu lưu, tính cách đạo lý của kẻ biết của biết người, thà chịu đói đến chết cũng giữ vật gia bảo. Còn cái anh học trò không nói, chỉ vì một lý do dễ hiểu vì câu chuyện anh kể chỉ là chuyện hoang đường.
Cụ Vương Hồng Sển vẫn có cái tài kể những câu chuyện hoang đường như thế, đọc thì thấy rất hấp dẫn, đưa người đọc đến chỗ ngỡ ngàng, nuối tiếc. Cứ theo giả thuyết trên thì trước 1975, nghiên mực không thuộc quyền ông Diệm nữa, nó đã cao chạy xa bay rồi, oái ăm là lần này nó tơi vào tay một kẻ nghèo kiết xác, nhưng lại biết được giá trị vô giá của nghiên mực. Đọc cụ rồi, còn đôi chút kính trọng nó cũng bay đi theo nốt với cái nghiên mực.

Mất mát một cái nghiên mực, dù cho là vật gia bảo, quý giá, rồi mơ hồ nói bóng gió nó được đưa ra ngoại quốc bằng những giả thuyết vô bằng như bà Nhu bí mật mang sang Vatican, ông Diệm đem theo xuống nhà Mã Tuyên. Chẳng nên viết như thế làm gì, nhất là một người như cụ Sển, ông Nguyễn Đắc Xuân. Có thì nói có, không thì nói không. Nếu ông Diệm ăn cắp thì nói ăn cắp, nếu bà Nhu ăn cắp một lần nữa, vì là vật vô giá hằng mấy trăm triệu thì cứ nói huỵch tẹt ra. Còn nếu không mà đổ oan cho người ta thì chẳng nên. Cũng đã rất nhiều người đổ oan cho ông, còn tôi thì không bao giờ. Vâng không bao giờ.

Trong một thư gửi cho người viết, Ông Nguyễn Cúc, chủ bút Tiếng Sông Hương, trong phần ghi chú đã đưa ra một chi tiết tối quan trọng về tư cách của ông Diệm như sau : “Cụ Tùng Chi Võ Như Nguyện, nguyên Viện trưởng Viện Hán Học Huế, vào những năm 61-62 có mở một cuộc triển lãm tài liệu, sách sử Viện Hán học. Ông Diệm ra dự cuộc triển lảm nên nhân đó cụ Nguyện đã kể truyện có một nghiên mực cổ tên Vệ Ương Cung. Ông Diệm rất vui thích, ngỏ ý muốn xem và mua lại tặng Viện Hán Học”

Bằng vào những điều kể lại của cụ Nguyện mà người viết trân trọng tin là cụ Võ Như Nguyện đã nói thật thì tư cách của ông Diệm trong trường hợp này có thể phản bác, đánh đổ tất cả những lời vu cáo của cụ Sển và ông Nguyễn Đắc Xuân. Không dễ gì bôi nhọ ông Diệm trong trường hợp này. Thích đồ cổ là một chuyện, nhưng không giữ làm của riêng, mua là để cho hậu thế, cho Viện Hán Học. Cái thích đó vượt lên trên những tham lam, nhỏ nhen tầm thường. Quả thực, nếu đúng là như vậy, ông Nguyễn Đắc Xuân cần minh định lại rõ ràng những lời kết tội của ông đối với ông Diệm. Ông mong cái nghiên mực thế nào thì phần tôi mong ông công bố bằng bài viết rõ ràng và minh bạch về những lời kết tội ông Diệm..
Mong thì mong vậy thôi, vì tôi biết chắc, ông không bao giờ làm đươc điều đó.

Xin đưa thêm ý kiến của anh Vĩnh Phúc trong cuốn Những huyền thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, từ trang 440 đến 454, anh Vĩnh Phúc, người đã ghi lại những xác nhận của ông BS Tuyến để phản bác những dư luận đồn đãi về việc ông Diệm chiếm công vi tư bằng cách nêu ra:  Có những người như Quách Tòng Đức, Cao xuân Vỹ và nhất là Hoàng Bá Vinh đều quả quyết chẳng bao giờ nhìn thấy nghiên mực nào cả. Trong dinh lại có ba nguời thường ra vào thường xuyên phòng ông Diệm là bí thư Võ văn Hải, Đại úy Bằng hầu cận và ông già An, người bõ già. Trừ ông Hải, hai người kia thường có dịp trò truyện, kể cho ông Tuyến nghe. Nhưng tuyệt nhiên, không có ai nói về nghiên mực đó cả. Chính cụ Sển cũng đã dò hỏi ông Giá là người chịu trách nhiệm bảo quản các vật dụng trong Dinh, nhưng ông bảo không bao giờ trông thấy nghiên mực. (trang 457).

Viết như trên, bằng một số luận cứ hợp lý, chẳng hiểu đã rõ ràng minh bạch trắng đen chưa?
Đã thế, nói về cái mất cái còn của triều đình Huế mà chỉ coi cái nghiên mực như vốn liếng vô giá của triều đình nhà Nguyễn tỏ ra hẹp hòi, nếu không nói là thiển cận. Triều đình nhà Nguyễn đã có cả trăm năm. Vật quý giá có cả trăm, cả nghìn, nay còn đâu?

Chỉ vì một cái nghiên mực mất trong một tình trạng còn mơ hồ mà như thể có chủ đích một lần nữa bôi nhọ một người đã chết. Việc làm đó, tình cảm đó, lối suy nghĩ đó có nên chăng? Dùng cái nghiên mực như một viên đá một công đôi ba việc để hạ một người thật chẳng đáng. Người viết xin đưa ra một chút tư liệu về tài sản của triều đình nhà Nguyễn để nếu có xót thương, nếu có tiếc thì tiếc những gì đã mất, đã bị ăn cắp, đã bị chiếm công vi tư gấp trăm, gấp ngàn viên đá nghiên mực.

Chẳng hiểu, ông Nguyễn Đắc Xuân, một người nghiên cứu, sưu tập sách cổ, đồ cổ có biết không, hay biết mà không nói?

Thứ nhất: Về tài liệu sách vở của triều đình: Ngoài những sách như Đại Nam Thục Lục, Đại Nam Nhất Thống Chí, Việt sử Thông Giám Cương Mục, Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sử Lệ cũng như Đại Nam Nhất Thống Chí. Chúng ta còn vô số các tài liệu tại điện Đông Các, Càn Thành. Ai có bảo đảm cho biết hiện nay tại điện Đông Các, các hiệp ước, các văn kiện trao đổi với ngoại quốc, các văn sách ngự chế, các địa đồ, các sách quý thời Minh Mạng, các châu bản tức là các tấu chương được bút son của vua ngự phê.. Cái nào còn, cái nào mất? Rồi còn các ấn tỷ của vua bằng vàng bằng ngọc, có bao nhiêu cái?

Theo ông Laborde, các quyển kim sách là những văn kiện tấn phong của các vua, sắc phong hoàng hậu và đông cung. Các sách này toàn bằng vàng mà chiều cao là 24 cm, ngang 13cm, khoen đóng bằng vàng, cân nặng 37 lạng vàng ròng (vàng ròng nặng khoảng một kí lô 400). Mỗi quyển Kim Sách nặng hơn một kílô vàng, có bao nhiêu vua chúa, có bao nhiêu hoàng hậu, đông cung thì có bấy nhiêu quyển. Nay còn đâu? Rồi những quyển ngân sách, tức những văn kiện tấn phong hoàng thân quốc thích, hay cho các cung phi, cung nữ bằng bạc được khắc trên lá bạc nay cũng ở đâu?

Trong bài Văn Khố Triều Đình Huế của cụ Nguyễn Hùng Cường đăng trên Tiếng sông Hương, trang 67 cụ viết: “Không có người coi sóc, không có người chuyên môn trông coi, chung quanh không có cửa, phần thì bị mưa dột, các châu bản tàng trữ bị hư hỏng nên đã đồng ý với ông Ngô đình Nhu tìm cách cứu vãn các châu bản. Nỗi lo sợ khí hậu Huế ẩm ướt đã đi đến quyết định vào năm 1961 di chuyển một phần lớn lên Đà Lạt.

Vào những năm 1959, Viện Đại học Huế giao cho giáo sư Trần Kinh Hòa tổng kết, đóng bìa, phân loại các châu bản đó cho đến 1963. Ngoài ra Uỷ Ban này nhờ cơ quan Văn Hóa A Châu đã xuất bản Mục Lục Châu Bản Triều Nguyễn… Rồi được thành vi phim hiện đang được tàng trữ tại thư viện Harvard-Yenching và thư viện đại học Cornel ở Ithaca. New York.

Cụ đi đến kết luận: Vì vậy một phần lớn châu bản đã mất tích, hiện giờ không có cách nào tìm lại hoặc bổ túc được.. Năm 1950, phúc trình của Ferrréol de Ferry, nguyên Giám đốc sở Văn khố và thư viện Phủ Cao Uy Pháp tai Đông Dương, cho biết chứng tích cuối cùng còn lại của văn khố triều đình Huế tức văn khố Hoàng Triều, chính là cuốn Les Archives des Empereurs d’Annam et l’histoire Annamite của Paul Boudet.

Thứ hai, những mất mát về tài sản triều đình Huế kể sao cho xuể. Hãy kể một trường hợp thôi, khi vua Bảo Đại thoái vị, chính quyền Cách Mạng mà ông Nguyễn Đắc Xuân đã đi theo đã tiếp thu tài sản triều đình Huế. Phải mất ba tháng mới kiểm kê xong. Có bao nhiêu tài sản đã lọt vào tay chính quyền kháng chiến thời đó, nay ở đâu? lọt vào tay ai? cất dấu hay bảo quản ở đâu? Có lẽ, đây là vấn đề đáng quan tâm nếu ông Nguyễn Đắc Xuân thực sự có lòng, thực sự muốn thu hồi lại những gia sản đó.

Xin trích dẫn lại về bản kiểm kê của chính quyền nhân dân cách mạng qua cuốn sách của Phạm Khắc Hòe: Từ Triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc . Ông Hòe là ngự tiền văn phòng cho Bảo Đại, theo Việt Minh phản chủ: Chiều ngày 27 và buổi sáng 28, tôi (tức Phạm khắc Hoè) cho kiểm điểm lại các thứ tài sản trong Đại nội để trao cho chính quyền Cách mạng. Nói đến của công trong Đại Nội lúc bấy giờ thì quí giá nhất là các đồ vật bằng vàng bạc, ngọc ngà, các châu báu có tính chất lịch sử của các đời vua nhà Nguyễn, cất trong một cái hầm lớn dưới mái sau của điện Cần Chánh. Sở Tài chánh trong Uy ban Nhân dân Trung bộ của ông Trần Hữu Dục đã phụ trách tiếp thu những món báu vật của Triều đình Huế. Sở tài chánh trước ngày 19-12-1946 đã chuyển tất cả di sản quý báu này ra Vinh, chứa cất tại nhà lầu của ông Hoàng Cao Khải và con là Hoàng Mạnh Trí. (Tài liệu trích lại của Lê văn Lân trong cuốn Chiếc bảo ấn cuối cùng, trang 49-50).

Trong Chuyện Cung đình nghe kể lại của Võ Hương An, con cụ Võ văn Lang có viết như sau: Khi nghe kể việc bàn giao cho Việt Minh tất cả kim sách (Sách bằng vàng), ngân sách (Sách bằng bạc) và các loại ấn, tôi ngạc nhiên hỏi: Theo con thì vua bàn giao ấn kiếm, tượng trưng vương quyền cho chính phủ Việt Minh như vậy là đủ rồi, còn kim sách, ngân sách và các thứ ấn khác thì coi như của riêng của vua, việc chi phải giao cho họ. Thầy tôi trả lời:Khi nói tới bàn giao những gì, thầy cũng đem ý đó ra tâu với Ngài, nhưng Ngài dạy rằng: nếu những thứ đó bằng sắt hay bằng đồng thì không nói làm gì, ở đây nó bằng vàng. Nếu giữ làm kỷ niệm, người ta sẽ nghĩ rằng ta còn tham. Cả cái ngai vàng ta còn chưa tiếc, tiếc chi mấy thứ đó. (Trích lại của Lê văn Lân, Chiếc Bảo ấn, trang 51).

Xét như vậy, ông Nguyễn Đắc Xuân cần đặt vấn đề với chính quyền đương đại về tài sản mất còn của triều đình Huế mà họ đã tiếp quản…Người viết còn nhớ câu nói của Trần Huy Liệu xác nhận đã nhận đầy đủ tài sản và có làm giấy tờ hẳn hoi do hai bên cùng ký nhận. Giấy tờ đó bây giờ ở đâu?

Tưởng rằng bài viết đến đây đã tạm đủ. Nếu có cần nói chi thêm chỉ xin nói một câu như cựu hoàng Bảo đại đã từng nói: Tiếc chi nữa, cái ngai vàng còn chả tiếc, tiếc chi ba thứ lặt vặt khác.

Ông Nguyễn Đắc Xuân nay vẫn ngồi ôm mộng thu hồi lại di sản chiếc nghiên mực của Tự Đức do lời trối trăn của cụ Sển, thầy ông. Đó là việc của ông, nhưng trước sau nghiên mực cũng chỉ là một viên đá, dù là đá quý, còn mất có nghĩa gì so với mất mát của triều đình và mất mát của cả miền Nam. Quên đi có lẽ là hay nhất để ít nhất cũng khỏi làm phiền lòng nhiều người. Phải không ông?

Nguyễn Văn Lục
________________________________________

Đọc trích đoạn liên quan trong “Hơn nửa đời hư” của Vương Hồng Sển
Đọc “Nhớ thầy Vương Hồng Sển, đi tìm nơi ẩn náu của nghiên mực Tức Mặc Hầu của vua Tự Đức” của Nguyễn Đắc Xuân

Chú thích thêm của tác giả NVL

Khi viết xong bài này thì qua anh Nguyễn Văn Hoá, chủ bút báo và web Giao Điểm, tôi mong muốn được ông Nguyễn Đắc Xuân trả lời. Anh Hoá, năm 2003, có ra Huế. Nhưng Anh cho biết Nguyễn Đắc Xuân có vẻ già rồi và ông Xuân có nhắn lại là chỉ xin dùng bài của tôi để đưa vào một cuốn sách nào đó của ông như một tài liệu mà xin miễn trả lời trực tiếp. Ông đã tránh né, tôi đành chịu. 

Trong DCVonline, một vài độc giả đã trích dẫn Nguyễn Đắc Xuân về những ghi nhận của ông khi tham quan dinh Gia Long và đặc biệt thăm căn phòng của bà Nhu. Một lần nữa, bài viết của Nguyễn Đắc Xuân thiếu bằng chứng và ngụ ý bôi nhọ hơn là sự thật. Tôi xin trích dẫn lại để bạn đọc thấy cái ác ý của ông Xuân trong chuyến viếng thăm này. Trong bài ký: “Theo Đoàn Sinh viên Huế, tham quan con đường ‘gặt bão’ của anh em Ngô Đình Diệm ở Sàigòn tháng 11—63”.

Ông Xuân đã viết với lối viết quen thuộc, nửa hư, nửa thực như sau:  Suốt tuần qua báo chí Sàigòn đăng nhiều phóng sự điều tra về những bí mật trong dinh Gia Long, đặc biệt là những hình ảnh sex mà họ gán cho là của bà Trần Thị Lệ Xuân — vợ cố vấn Ngô Đình Nhu — người tự mệnh danh là đệ nhất phu nhân VNCH. Do đó khi được vào tham quan, chúng tôi đến ngay phòng ngủ của bà Lệ Xuân phía gần đường Pasteur. Cái phòng này bị dân chúng phá tanh banh. Các sĩ quan chỉ cho chúng tôi hệ thống kính soi được lắp kính bốn mặt tường và họ giải thích rằng bà Lệ Xuân lắp hệ thống kính như thế để mọi hoạt động thân thể riêng tư của bà trong phòng nầy bà có thể ngắm được từ nhiều phía. Và người ta cũng hướng dẫn cho chúng tôi rằng phòng riêng của Tổng Thống Diệm gần phòng riêng của cô em dâu. Ông Ngô Đình Nhu muốn vào phòng riêng của của vợ phải đi qua phòng của anh trai ông. Không rõ thực hư như thế nào, cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu có đúng như thế không và tại sao như vậy? 

Nhận xét 

Thứ nhất, hình sex của bà Nhu. Ông vào, tự mắt có thấy không? Không thấy thì phải nói rõ không thấy. Chỉ nêu ra là có ý bôi bẩn. 

Thứ hai, muốn vào phòng bà Nhu, phải đi qua phòng ông Diệm và ông đã được hướng dẫn tận tường như thế rồi. Trong trường hợp ông không rõ thực hư, tại sao không kiểm chứng ngay tại chỗ. Ông chỉ việc đi từ phòng bà Nhu đi ra, bắt buộc mở cửa phòng Ông Diệm, đi qua đó rồi mới có thể đi ra ngoài. Chỉ việc làm như thế, ông sẽ biết rõ thực hư. Ông đã không làm, bây giờ ông viết bài hỏi vu vơ để gây hoang mang. Viết như thế là bẩn lắm ông ạ. Hạ cấp nữa. Chuyện không đáng nói, ông phịa ra, nhưng lại đặt nghi vấn đế trốn tránh trách nhiệm. Thử hỏi, phòng riêng của TT Diệm do Tây xây cất. Có lý nào lại ăn thông với phòng của bà Nhu? Bài trí xây cất trong một cái dinh như thế mà vào phòng Bà Nhu phải qua phòng ông Diệm? Mỗi lần ông Diệm tiếp ai, đều tiếp ngay trong phòng này, chẳng nhẽ bà Nhu hoặc ông Nhu và bè bạn của Bà muốn vào đều phai mở phòng ông Diệm ăn thông sang phòng Bà Nhu? Có ngu si cách mấy cũng hiểu là chuyện đó là tưởng tượng. Ông viết như thế chỉ lừa phỉnh con nít được thôi. Vậy mà vẫn có người tin. 

Thứ ba : Phòng bà Nhu có gắn kính bốn mặt để bà tự soi mình để biết được những hoạt động riêng tư của bà. 

Sau khi đọc bài này của ông, tôi đã nhờ hỏi hai người cùng thời đó cùng đi trong phái đoàn sinh viên từ Huế vào thăm dinh Gia Long như ông. Một người cho biết rằng vào phòng ông Nhu thì thấy có rất nhiều sách cổ viết bằng chữ Hán và đặc biệt chị còn nhớ có bộ Đông Chu Liệt Quốc. Chị bèn hỏi Hoàng Phủ Ngọc Tường thì Tường cho biết những người làm chính trị như ông Nhu phải đọc những sách sử loại ấy. Chị cũng còn nhớ rằng đến một gian phòng lớn dành cho nhân viên trong Phủ Tổng Thống thì nước máy ở đấy mở ra có mầu vàng. Người nhớ những chi tiết tỉ mỉ, lỏn cỏn như thế mà câu chuyện cái phòng bà Nhu với bốn tấm gương gắn 4 góc phòng lại không nhớ? 

Nhớ làm sao được vì nó chỉ là câu chuyện bịa đặt làm quà của ông Nguyễn Đắc Xuân? Họ còn đang sống và ở Huế cả đấy? Ông Xuân nghĩ gì về những nhận xét của hai phụ nữ này? 

Không có người nào xác nhận như ông là được hướng dẫn: Về Phòng Bà Nhu ăn thông với phòng ông Diệm, chẳng ai để ý và đụợc nghe sĩ quan hướng dẫn nói về điều này như ông Xuân nói. Thứ hai, cả hai đều không nhớ và đều không nhìn thấy căn phòng nào có gương tứ phía như ông Xuân nói. Một căn phòng đặc biệt như thế, được sĩ quan hướng dẫn giải thích là bà Nhu dùng nó để làm gì mà hai phụ nữ này tại sao lại có thể không nhớ? Ông Xuân đã gián tiếp tưởng tượng biến phòng bà Nhu như nhà điếm hạng sang ở Sàigòn mỗi khi đàn ông đàn bà ngủ với nhau thì có hình tứ phía. Viết như thế, không có mà nói có, bịa đặt cho một người phụ nữ. Ông chẳng nên bẻ cong ngòi bút như vậy. Về điều này, chỉ mong ông đính chính lại, xin lỗi độc giả về những điều bịa đặt cho bà Nhu. Nếu không thì sự nghiệp Huế Học của ông kể như tiêu ma.

.

Advertisement
This entry was posted in Lướt web and tagged . Bookmark the permalink.

4 Responses to Sự thật về nghiên mực Tức Mặc Hầu

  1. Pingback: Sự thật về nghiên mực Tức Mặc Hầu | Những thằng già nhớ mẹ

  2. Cai says:

    Đọc những lời của thằng tự gọi là nhà Huế Học NĐX mà ông Nguyễn Văn Lục đã vạch trần ra , chúng tôi thấy NĐX đó phải có tên là nhà Sát Nhân Mậu Thân Học mới đúng ! Chuyện NĐX dựng đứng bỉ ổi về TT Ngô Đình Diệm và Bà Ngô Đình Nhu , cho thấy bản chất khốn nạn của NĐX !

    Like

  3. Hưng says:

    Thưa Cai , tôi thấy ông và GS Nguyễn Văn Lục nhận xét rất đúng về nđx ! Chúng ta phải kể thêm các tên sát nhân khác : hoàng phủ ngọc tường , hoàng phủ ngọc phan , đoan trinh …( tôi cố tình không viết hoa tên họ tụi nó để bầy tỏ lòng khinh bỉ ) Về cuối đời chúng bị bịnh tật đau đớn mà tôi thấy đó là quả báo nhãn tiền ! Vong hồn các nạn nhân Tết Mâu Thân , Huế đang chờ tụi nó chết để trị chúng nó !

    Like

  4. bac dinh says:

    Người Cộng Sản là những kẻ chỉ có ba cách, thiếu một cách nữa mới đủ tư cách.

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s